Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh
Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Kinh nghiệm điều trị khi cá koi bị bệnh thối vảy đuôi

Cá Koi hay còn gọi là cá chép Nhật Bản. Cá Koi bị bệnh nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Hãy cùng Saigon Fisha tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh thối vây đuôi của Cá Koi.

Nguyên nhân Cá Koi bị bệnh thối vây đuôi


Bệnh thối vây đuôi là một bệnh cực kì phổ biến trong quá trình nuôi dưỡng Cá Koi. Hơn nữa có rất nhiều nguyên nhân dấn đến tình trạng này. Bệnh thối vây đuôi ở Cá Koi có thể phát sinh ở bất kì thời điểm nào trong năm. Tình trạng bệnh có lúc nghiêm trọng tới mức toàn bộ đuôi của cá đều bị thối rữa. Tuy nhiên Cá Koi vẫn có thể kiên cường duy trì sự sống. Kéo theo đó là giá trị thưởng thức mỹ quan của Cá Koi sẽ bị giảm sút sâu sắc.


 



Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh thối vây đuôi ở Cá Koi là do nhiễm trùng. Chủ yếu là do tương tác đồng thời giữa vi khuẩn vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc. Có hai con đường dẫn tới sự nhiễm khuẩn. Một là do mật độ nuôi quá dày, việc lọc nước không đủ đáp ứng yêu cầu lý tưởng. Chất thảo ở cá tích tụ lại, dẫn tới sự bùng phát của mầm bệnh khiến cá bị nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân thứ hai là vì khi cá mới vào ở hoặc khi thay nước, chất lượng nước khác nhau hoặc thiếu sự chăm sóc khiến cho cơ thể cá khó chịu. Lớp dịch nhầy trên da cá phân bố thất thường, phần rìa vây cá mỏng yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn.

Triệu chứng khi Cá Koi bị bệnh thối vây đuôi



 



Vảy cá ở phần gần vây đuôi bị bong tróc, sưng viêm. Phần cơ thịt bị hoại tử, thối rữa. Phần gốc vây đuôi bị sung huyết ứ máu. Vây cá xòe ra thành hình cái chổi. Khi bệnh nặng thì cả phần vây đuôi sẽ bị thối rữa hết. Phần vảy ở thân cá bệnh vẫn bình thường, hiếm khi bị tróc rụng.

Phương pháp chữa trị bệnh thối đuôi ở Cá Koi


Thực ra bệnh thối đuôi ở Cá Koi và bệnh phù nề sung huyết ở da Cá Koi về cơ bản là giống nhau. SF sẽ chia sẻ với bạn 5 cách chữa hiệu quả nhất dưới đây:

Cách 1: Có thể chọn cách sử dụng dung dịch Xanh Malachite 1% bôi lên vết rách ở vây đuôi cá. Mỗi ngày một lần, bôi liên tục trong 3 – 5 ngày. Đồng thời kết hợp với phương pháp phòng và điều trị bệnh phù nề sung huyết ở da cá.

Cách 2: Nếu như phần vây đuôi đã bị rách nát một phần không còn hoàn chỉnh thì nên dùng kéo cắt đi. Để cho vây đuôi bằng phẳng. Sau đó dùng cách 1 để xử lý, qua một thời gian phần vây đuôi của cá có thể kín miệng. Giữa phần vây đuôi mới mọc ra và phần vây đuôi cũ sẽ để lại vết tích. Tuy rằng sẽ làm cho giá trị thẩm mỹ giảm sút nhưng chú cá sẽ khỏe mạnh lại bình thường.


 



Cách 3: Hòa tan 0.2g thuốc bột Furacilin vào 100 lít nước để tiến hành ngâm và khử trùng. Sau khi lặp lai nhiều lần tình trạng bệnh có thể thuyên giảm.

Cách 4: Hòa tan 3 – 5 viên Furazolidone vào trong 100 lít nước, ngâm tắm cho cá bệnh trong 30 phút.

Cách 5: Hòa tan 5 – 8 viên Oxytetracycline vào trong 100 lít nước để ngâm khử trùng cũng có thể phòng nhiễm khuẩn bệnh này.

Dù nuôi giống cá gì đi chăng nữa cũng khó có thể tránh khỏi được bệnh tật. Để hạn chế tối đa bệnh tật ở cá cảnh, tốt nhất nên phòng bệnh trước. Đảm bảo chất lượng nước không cho vi khuẩn sinh sôi. Hồ Cá Koi sẽ có môi trường sống sạch sẽ, an toàn. Đồng thời giảm bớt khả năng Cá Koi bị nhiễm bệnh.


Các bài viết khác

0989060606
Facebook chat