Các loại cá cảnh không cần oxy phổ thông thường thấy
Với cách gọi máy sục khí là máy (cung cấp) oxi, có lẽ vì vậy mà người chơi sẽ hiểu cá không cần sục khí là cá không cần oxi. Dẫn đến việc câu hỏi và câu trả lời không ăn nhập với nhau. Việc giải thích nhầm lẫn này có lẽ không quan trọng lắm, tuy nhiên, bạn cần biết rằng cá “không cần oxi” không có nghĩa việc sục khí không cần thiết, đặc biệt là với những hồ cộng đồng đông đúc chứa toàn cá cỡ lớn. Sục khí ngoài việc tăng lượng oxi hòa tan trong nước, còn giúp đẩy nhanh khí độc sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ (từ phân cá, thức ăn thừa…) trong nước.
Quay trở lại với câu hỏi ban đầu, câu trả lời bạn nhận được (từ người khác) thường rơi vào 2 nhóm:
+ Nhóm cá có thể thở khí trời, hay lấy oxi trực tiếp từ không khí (thông qua cơ quan hô hấp phụ).
+ Nhóm cá kích thước nhỏ, thường góp mặt khá nhiều vào các hồ thủy sinh.
Cùng mình điểm qua từng nhóm nhé.
I. Nhóm cá có thể thở khí trời
Nhóm này có cơ quan hô hấp phụ (như mê lộ hoặc phổi), nhờ đó chúng có khả năng sống ở những vùng nước nghèo oxi như ao tù nước đọng chẳng hạn. Đây là nhóm có nhiều loài đạt kích thước từ lớn đến cực lớn nên các bạn cần cân nhắc trước khi nuôi.
Ta có thể điểm qua vài cái tên như:
1. Cá lóc
Đây là nhóm cá thu hút rất nhiều người bắt đầu chơi cá săn mồi, không chỉ bởi vẻ ngoài ấn tượng, màu sắc ấn tượng (ở nhiều loài, nhất là lóc cỡ nhỏ) mà còn ở tập tính săn mồi cũng như sinh sản nữa . Hầu như tất cả lóc bản địa đều sống khỏe, sức chịu đựng dẻo dai như:
- Lóc đồng/ lóc đen (Channa striata)
- Lóc dày (Channa lucius)
- Lóc bông/ lóc Thái (Channa micropeltes)
- Chuối hoa (Channa maculatus)
- Lóc vây xanh (Channa gachua).
Lóc ngoại nhập, đặc biệt từ Ấn Độ, đa số đều cần nhiệt độ hồ ổn định từ 26oC trở xuống kèm theo nước sạch để có thể sống khỏe và phát triển tốt, trước khi nuôi bạn cần cân nhắc kĩ. Vài cái tên thường gặp thời gian gần đây là
- Lóc hoàng đế Channa barca
- Lóc nữ hoàng Channa aurantimaculata
- Lóc cầu vồng Channa bleheri
- Lóc muối tiêu Channa stewatii
- …
Lưu ý, lóc ngoại nhập khi mới về hồ, nếu nhiệt độ không thích hợp cá dễ bỏ ăn kèm bệnh ngoài da như nấm (thường gặp ở C. blehri và C. aurantimaculata). Tuyệt đối không được sưởi để chữa nấm, thay vào đó, bạn có thể dùng nước lá bàng đậm, hoặc thuốc trị nấm (không dùng thuốc có bản chất là muối như KMnO4 hay thuốc tím).
2. Một số catfish (cá trê, thuộc họ cá tra) cỡ vừa và lớn
Đây là nhóm cá có sức sống mạnh mẽ, và cực kì quen thuộc với những ai có tâm hồn ăn uống. Hiện tại thị trường cá cảnh phổ biến 3 loài thuộc họ tra và 2 biến thể trê Phi:
- Thành cát tư hãn/ vồ cờ (Pangasianodon)
- Tra đen và tra albino (Pangasianodon hypophthalmus)
- Cá vồ đém
- Trê trắng mắt đen và trê đốm/ bò sữa/ calico
3. Cá tai tượng, cá sặc, cá betta, cá cờ/cá thiên đường
Đây là nhóm chẳng ai xa lạ. Đa số cá thuộc nhóm này đều có sức sống mạnh mẽ, cực dễ chăm sóc, không kén chọn gì, trừ một số loài betta và sặc cần điều kiện nước (pH và độ cứng nước) và chế độ chăm sóc đặc biệt (như Betta macrostoma, sặc samurai, …), không dành cho người mới, và cũng chưa phổ biến lắm, kèm theo đó là giá cao.
Nhóm cá tai tượng, ăn ị khỏe, kích thước trưởng thành lớn, thích hợp với hồ xi măng ngoài trời. Lưu ý rằng nhóm này ăn thực vật mạnh nên hồ không trồng cây nhé. Tại VN có 2 loài phổ biến, kèm theo 2 biến thể riêng:
- Cá tai tượng Osphronemus gourami (đen), phát tài (vàng đến trắng hồng, mắt đen và trắng hồng với mắt đỏ). Biến thể mắt đỏ lớn chậm, sức khỏe yếu hơn biến thể mắt đen, và có trường hợp đột tử không lý do.
- Cá hồng tượng hay hồng kì phát tài Osphronemus lacticlavius.
Nhóm cá cờ, chịu nóng cũng như lạnh cực tốt, kích thước lại không quá to (kích thước trưởng thành tầm 7cm) nên thích hợp cho hồ đặt trong phòng máy lạnh với không gian nhỏ hẹp. Lưu ý rằng cá hay nhảy, cần có nắp đậy, cá cá con thường lớn chậm (chậm hơn betta). Một số loài thường gặp:
- Cá cờ đỏ, cá thiên đường Macropodus
- Cá cờ đen
- …
Nhóm cá sặc, trừ sặc rằn/rô tía (Trichopodus pectoralis) có kích thước có thể lớn đến 25cm. Những loài còn lại đều có kích thước vừa phải, phù hợp với hồ dài 60cm trở xuống.
Nhóm betta, có lẽ mình không cần phải nói thêm gì nhiều. Chỉ lưu ý rằng nếu bạn chơi cá betta thuần dưỡng, và muốn giữ dòng đơn sắc thì tuyệt đối không lai với cá fancy hoặc marble.
Cách chăm sóc cũng như cách trị bệnh của nhóm cá cờ và cá sặc tương tự với nhóm betta, bạn có xem thêm bài viết tổng hợp về phân loại, lai tạo, chăm sóc và chữa bệnh tại:
Cả 3 nhóm đều thích hồ rậm rạp một chút, kèm thực vật nổi.
4. Nhóm cá nhiều vây, khủng long/cửu sừng
Mang hình dạng kì dị, cổ đại, nhất là cặp mang ngoài trông như sừng lúc bé, chắc hẳn đây là nhóm cực đông fan hâm mộ không kém bất cứ nhóm nào khác.
Thời điểm trước 2018, phổ biến:
- Cửu sừng hoàng đế (Polypterus endlicheri)
- Cửu sừng xám, albino
- Cửu sừng bông
- Cửu sừng ngọc bích
Sau đó, VN du nhập thêm nhiều loài mới, có:
- Cửu sừng poli đỏ
- Cửu sừng poli xanh
- Cửu sừng ansogi
Nhóm này nhìn chung dễ nuôi, dễ chăm. Lưu ý nhỏ là mực nước không quá cao kèm dòng chảy mạnh, kể cả với những con cửu sừng hoàng đế 40+ 50+ cm. Khi nuôi cộng đồng, không để cá lệch size quá nhiều, đặc biệt với những loài lớn nhanh, ăn khỏe như cửu sừng hoàng đế, cửu sừng Koliba…
5. Cá phổi
Đây là nhóm cá có tập tính ngủ hè thú vị, nuôi cực khỏe, chăm sóc nhẹ nhàng, và có thể bạn sẽ… mau chán. Dù với vẻ ngoài lù đù, chậm chạp, nhưng cá lại khá dữ, không thích hợp cho hồ cộng đồng, và cũng không phù hợp để ghép bầy.
6. Cá hải tượng
Trừ khi bạn có hồ lớn cho đến cực lớn, nếu không bạn không nên nuôi qua loài này vì cá lớn cực nhanh, ăn nhiều, khó thanh lý. Trong trường hợp dời hồ, đặc biệt cẩn thận khi di chuyển cá lớn vì với xương đầu cứng, cơ thể rắn chắc, cá có thể gây ra tổn thương lớn cho bạn.
7. Cá sấu hỏa tiễn, sấu phúc lộc thọ/sấu mỏ vịt
Tương tự cá hải tượng, sấu phúc lộc thọ rất phàm ăn, cực khỏe, lớn nhanh, giá lại mềm, nên được rất nhiều fan cá săn mồi yêu thích, nhưng vì lớn quá nhanh và phàm ăn, không có nhiều người có thể đáp ứng thức ăn và không gian về lâu dài.
Với không gian hồ không quá to thì sấu hỏa tiễn lại là lựa chọn không tồi, không quá dữ, khỏe, hoa văn đẹp, sức lớn vừa phải, miệng nhỏ, phù hợp hồ cộng đồng săn mồi.
II. Nhóm cá kích thước nhỏ, thường góp mặt vào hồ thủy sinh
Theo tiêu chí trên thì nhóm này cực kì đa dạng, tựu chung có vài nhóm con thường gặp gồm nhóm barb (họ chép, đại diện là cá tứ vân/ tiger barb), nhóm tetra (đại điện là neon), nhóm rasbora (đại diện là cá tam giác), nhóm danio (đại diện là cá ngựa vằn, sọc ngựa) nhóm corydoras (nhóm cá chuột cỡ vừa và nhỏ), nhóm cá đẻ con (bảy màu, mún, đuôi kiếm..), nhóm cichlid cỡ nhỏ, nhóm sặc cỡ vừa và cỡ nhỏ…
Với kích thước nhỏ, không đòi hỏi quá nhiều không gian, đa phần giá mềm cho đến trung bình, nhóm này phù hợp với đa số người chơi cá.
Đa phần các loài thuộc nhóm này đều dễ chăm sóc, nên việc cần làm là nuôi cá với số lượng ít hoặc vừa phải nếu bạn chỉ có không gian nhỏ. Nếu nơi đặt hồ có ánh nắng tự nhiên, bạn có thể tận dụng để trồng cây thủy sinh, tạo chỗ trú ẩn tuyệt vời cho cá. Các bạn nhớ chăm cá phải chăm luôn cả cây, luôn để tâm đến chất lượng nước nhé, vì “chơi cá là chơi nước” mà.
1. Nhóm barb, tetra, rasbora và danio
Cả 4 nhóm đều đa dạng về kích thước, hình dáng lẫn màu sắc. Cá có sức sống khỏe, lớn nhanh, nhiều loài dễ sinh sản, thường sống theo bầy.
Một số loài barb thường gặp:
- Cá tứ vân/tiger barb
- ….
Một số loài tetra thường gặp:
- Cá neon thường
- Cá neon vua
- Cá neon đen
- Cá neon hoàng đế
- Cá hồng nhung
- …
Một số loài rasbora thường gặp:
- Cá trâm
- Các loài cá lòng tong
- Cá tam giác
Một số loài dario thường gặp:
- Cá ngựa vằn
- Galaxy
- …
Lưu ý: Trong hồ cộng đồng nếu có cá bơi chậm hoặc có vây dài, tia vây dài (như cá ông tiên chẳng hạn), không được nuôi cùng cá tứ vân, một số loài tetra như cá hồng nhung… Riêng Bucktooth tetra chỉ nuôi riêng hoặc ghép với Pirannha.
2. Nhóm corydoras
Nhóm này khá đông thành viên, hầu hết trong khoảng 2 – 5cm, thích hợp nuôi cộng đồng, khoắng đáy siêu tốt, dễ ăn.
Lưu ý: khi chọn cá ở tiệm, nên tránh mua những con có bụng teo tóp, vì có thể cá đang gặp vấn đề về đường ruột chứ không phải chỉ vì đói lâu ngày. Cũng cần tránh mua cá đang nổi đầu, vì có thể cá mới về đến tiệm, đang shock nước.
3. Nhóm cá đẻ con
Đây là nhóm gần như ai bắt đầu chơi cá cũng chơi qua. Khỏe, dễ chăm, dễ đẻ là điều mà ai cũng thích. Nhóm này gồm:
- Cá đuôi kiếm/swordtail
- Cá mún/platy
- Molly
- Cá bảy màu/guppy
- Cá bảy màu rừng/endler
- Cá ăn muỗi/Mosquito Fish
Đuôi kiếm, mún và molly là 3 loài chịu lạnh tốt, là lựa chọn ưu tiên cho hồ đặt trong phòng máy lạnh.
Lưu ý: Khi nuôi chung mún với đuôi kiếm, molly với bảy màu, có khả năng hồ bạn sẽ xuất hiện con lai (hybrid) giữa 2 loài khác nhau. Không nên nuôi chung cá ăn muỗi với cá khác trừ khi bạn luôn cho cá ăn đầy đủ, vì chúng khá dữ, sẵn sàng tấn công cá nhỏ hơn nếu quá đói.
Cách phân biệt giữa cá bảy màu và cá ăn muỗi:
Nếu các bạn quan tâm đến việc lai tạo thực sự (quan tâm đến kiểu gene, kiểu hình,…) hãy truy cập vào:
- Với mún
- Với đuôi kiếm
4. Nhóm cichlid cỡ nhỏ
Nhắc tới nhóm nay, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến “phượng hoàng”. Phượng hoàng chỉ là tên chung cho một số chi (genus) của cichlid Nam Mỹ. Nhóm này bao gồm:
- Phượng hoàng/ram cichlid (Mikrogeophagus ramirezii) gồm 2 biến thể về thân gồm thân dài (bình thường) và thân ngắn (shortbody); 3 biến thể chính về màu gồm ngũ sắc (màu chủ đạo là thân vàng, cam, sọc đen, ít châu xanh), vàng (vàng cam chủ đạo, không sọc) và xanh (xanh toàn thân, gene qui định màu xanh toàn thân được gọi là gene electric blue, gene này xuất hiện rất nhiều ở cichlid); 2 biến thể về vây gồm vây ngắn và vây dài (butterfly).
- Phượng hoàng Bolivia
- Phượng hoàng Peru: Đây thực chất là tên thượng mại dùng cho Apistogramma agassizii với 2 biến thể supper red và gold. Nếu bạn tìm hiểu sâu về chi Apistogramma bạn sẽ thấy chi này đa dạng tới nhường nào.
- Phượng hoàng blue acara/electric blue acara
Ngoài ra còn có 1 loài cichlid Phi thường gặp cũng được mang tên “phượng hoàng”, đó là phượng hoàng bụng lửa/kribensis. Đây là loài đẻ trong hang, nên bọn này đào nền rất nhiều, không phù hợp với hồ thủy sinh trồng nhiều cây.
Ngoài những cái tên kể trên, ta còn có:
- Cá gấu trúc/Convict: Là cichlid Trung Mỹ, loài này chịu lạnh tốt, khá dữ, ghép được với cá to, cực kì dễ sinh sản. Gồm 3 biến thể là zebra, pink (toàn thân trắng hồng) và calico (con lai giữa zebra với pink, mảng đen phân bố ngẫu nhiên trên cơ thể). Cá hồng đào trên thị trường cá cảnh cũng là cá gấu trúc, bị tiêm màu/ngâm màu, cá càng to màu càng nhạt, cuối cùng là trắng toát. Hiện nay trên thị trường cá cảnh còn có thêm loại “két panda”, loại này có khả năng là Honduran Red Point shortbody hoặc là con lai giữa Honduran Red Point với cá Hồng Két.
- Kim cương đỏ/Red Jewel: Là cichlid Tây Phi, loài này cũng mắn đẻ, nếu chịu khó tìm bạn sẽ mua được nhiều biến thể khác nhau.
Hầu hết cichlid đều chăm con rất tốt, nếu hồ chỉ nuôi 1 cặp sinh sản với 1 ít cá nhỏ, bạn có thể chọn việc tách cá con ra hoặc không.
III. Tổng kết
Một số lưu ý xuyên suốt bài viết mình xin được tổng kết lại ở đây:
- Một số loài cá có khả năng chịu lạnh tốt, ưu tiên chọn lựa nếu hồ đặt trong phòng có mở máy lạnh thường xuyên: mún, đuôi kiếm, cá gấu trúc, cá cờ, bảo liên đăng…
- Một số loài cá dữ cần tránh khi nuôi cộng đồng có cá hiền, bơi chậm, vây dài, tia vây dài: cá tứ vân, hồng nhung, cá ăn muỗi…
- Với những hồ nhỏ và cực nhỏ thì betta và cá trâm là 2 ứng cử viên phù hợp nhất. Nên nhớ rằng hồ càng to bạn càng có nhiều lựa chọn hơn.
- Với những loài cá ăn đáy như corydoras, tránh chọn cá bị tóp bụng vì có thể cá đang có vấn đề về bệnh đường ruột; tránh chọn cá đang nổi đầu, vì cá có thể đang shock nước khi vừa về tiệm.
- Với cá lóc ngoại nhập, đặc biệt là lóc hoàng đế, lóc nữ hoàng và lóc cầu vồng, cần cân nhắc kĩ trước khi nuôi, duy trì nhiệt độ luôn từ 26oC trở xuống. Và không được chữa nấm bằng việc tăng nhiệt độ trên 28
Các bài viết khác
- Các loại thuốc kháng sinh thông dụng dùng trong lãnh vực cá cảnh
- Cách nuôi và chăm sóc cá cảnh tại nhà: Cá khỏe mạnh cho phong thủy tốt
- Một số vấn đề cần lưu ý khi vận chuyển cá cảnh
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh biển
- Hồ cá koi bị tảo: 3 cách diệt tảo ưu việt nhất
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá cảnh với 7 lưu ý quan trọng nhất.
- Các loại các cảnh nuôi chung trong cùng một bể cá
- Nuôi cá cảnh không cần máy sục khí – nuôi thế nào để cá không chết?
- Nguyên nhân - Cách Khắc Phục Hồ Cá Bị Đục
- Câu chuyện Trị RẬN NƯỚC cho Cá Chép Sư tử
- Vài Điều Thú Vị của Cá La Hán
- Môi Trường Cho Loài Cá Đẻ Con
- Cảnh báo hủy diệt của ký sinh trùng đối với cá Koi Nhật Bản
- TOP 5 LOÀI CÁ CẢNH DỄ NUÔI NHẤT CHO NGƯỜI MỚI CHƠI
- Vì sao cá Hồng Két trắng được săn lùng
- Thời gian để cá Ngân Long sinh sản thành công là bao lâu?
- 3 bệnh cực kì nguy hiểm hay gặp ở cá hổ
- Tận mắt đàn cá Koi bạc tỷ “độc” nhất Việt Nam của đại gia Sài Gòn
- Cảnh báo hủy diệt của ký sinh trùng đối với cá Koi Nhật Bản
- Kỹ thuật giữ gìn bể cá cảnh mãi đẹp
- Vì sao cá Hồng Két bơi chúi đầu xuống
- Cách xử lý nước nuôi cá cảnh không phải ai cũng biết
- Cá cảnh bị bệnh cảm lạnh do đâu, chữa trị thế nào?
- NGƯỜI TUỔI DẬU NUÔI CÁ CẢNH GÌ ĐỂ GẶP NHIỀU MAY MẮN?
- NGƯỜI TUỔI HỢI NÊN NUÔI LOÀI CÁ CẢNH NÀO ĐỂ HÚT NHIỀU MAY MẮN, TÀI LỘC?
- NGƯỜI TUỔI THÌN NÊN NUÔI LOÀI CÁ CẢNH NÀO ĐỂ HÚT TÀI LỘC MAY MẮN
- NGƯỜI MỆNH THỦY NÊN NUÔI LOẠI CÁ CẢNH NÀO ĐỂ HÚT MAY MẮN, TÀI LỘC?
- TOP 7 LOÀI CÁ CẢNH ĐẸP NHẤT TRÊN THẾ GIỚI
- NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH RÊU TRONG BỂ CÁ CẢNH VÀ CÁCH XỬ LÝ
- NUÔI CÁ CẢNH PHONG THỦY THEO NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA CHỦ
- NGƯỜI MỆNH KIM NÊN NUÔI LOẠI CÁ CẢNH NÀO ĐỂ HÚT MAY MẮN, TÀI LỘC?
- NHỮNG LOÀI CÁ CẢNH ĐANG “LÀM MƯA LÀM GIÓ” TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
- BÍ KÍP NUÔI CÁ RỒNG LỚN NHANH NHƯ THỔI DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI
- HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN ĐÈN LED BỂ CÁ CẢNH ĐẸP VÀ TIẾT KIỆM NHẤT
- 8 NGUYÊN TẮC CẦN BIẾT KHI NUÔI CÁ CẢNH PHONG THỦY
- VÌ SAO GIA CHỦ CẦN XEM TUỔI TRƯỚC KHI CHỌN NUÔI CÁ CẢNH?
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHỬ CLO HIỆU QUẢ CHO BỂ NUÔI CÁ RỒNG
- TUỔI GIÁP TÝ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NUÔI CÁ CẢNH
- Cách nuôi cá cảnh không bị chết
- Tốp 10 loài cá đẹp nhất thế giới
- Tầm quan trọng và ảnh hưởng của cá cảnh trong phong thủy
- Phong trào chơi cá cảnh " Ngoại "
- Những lợi ích của việc nuôi cá
- Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt nhiệt đới toàn tập
- 9 sai lầm thường mắc phải của người mới nuôi cá cảnh
- Khám phá cá dễ nuôi nhất trên thế giới
- Chọn cá cảnh theo phong thủy để gặp nhiều may mắn
- 5 loài cá cảnh đẹp mà cực kỳ dễ nuôi
- Giữ nước cho hồ nuôi cá cảnh luôn trong veo
- Cho cá ăn thế nào cho đúng
- Hướng dẫn thay nước hồ cá
- Bí quyết xử lý hồ nuôi cá Koi đến từ chuyên gia
- Hướng dẫn trị rêu tảo gây hại trong Bể cá cảnh thủy sinh
- Những kinh nghiệm xương máu khi chăm sóc cá koi sinh sản
- Những đặc điểm tính cách của cá hổ thái kẻ sọc văn
- Cá Koi bị bệnh do biến đổi chất nước cần phải làm thế nào
- Kỹ thuật giữ gìn bể cá cảnh mãi đẹp
- Những loại cá Rồng đẹp nhất hiện nay
- Cách xử lý nước nuôi cá cảnh không phải ai cũng biết
- Cách chăm sóc cá chép Koi hiệu quả
- Hướng dẫn nuôi trùn chỉ tại nhà
- Phương pháp tiêu diệt triệt để ký sinh trùng trong hồ cá
- Kinh nghiệm thay nước cho bể cá nhiệt đới không bị vẩn đục
- Tổng hợp tất cả các loại cá cảnh đẹp dễ nuôi tại Việt Nam
- Các giống cá cảnh sử dụng làm mồi sống
- Tổng hợp tất cả các loại cá cảnh đẹp dễ nuôi tại Việt Nam
- Cá cảnh bị bệnh cảm lạnh do đâu, chữa trị thế nào?
- Cách cho cá ăn và các nguyên tắc cơ bản cần nắm vững
- Cá Phượng Hoàng ăn gì, mỗi bữa bao nhiêu là đủ?
- Cá Bống Cờ Lửa mệnh danh là nhà vô địch bộ môn nhảy cao
- Thiết kế, thi công hồ cá Koi đẹp theo chuẩn Nhật Bản
- Thức ăn dành riêng cho cá Rồng
- Tốp 10 loài cá đẹp nhất thế giới
- Loài cá thần nghìn tuổi ở Bắc Ninh
- Người nông dân thành tỉ phú nhờ nuôi cá cảnh
- "Hội chứng" cá cảnh - Kỳ 1: "Trăm hoa đua nở"
- Nguồn gốc,đặc điểm và giá trị của cá La Hán
- Phong trào chơi cá cảnh " Ngoại "
- Đèn, Ánh Sáng Và những điều kiện ảnh hưởng tới (1)
- Thú chơi nuôi cá rồng lấy may của các doanh nhân
- Tủ thuốc dành cho cá rồng mà các bạn nên chuẩn bị
- Các bệnh của cá La Hán và cách điều trị
- Thú chơi cá cảnh nghìn đô của các đại gia Hà thành
- Cách nuôi cá Koi cho sinh sản vô cùng đơn giản
- Những lợi ích của việc nuôi cá
- Kỹ thuật nuôi cho cá la hán lên gù đầu đẹp
- Cách chọn cá Huyết long nhỏ của trại cá
- 101 cách để làm tăng màu đẹp cho cá rồng Huyết Long
- Một số loại cá cảnh có hình dáng đặc biệt
- Cách nuôi cá La Hán con dễ dàng
- Hướng dẫn cách nuôi cá Rồng cho người mới chơi
- Hướng dẫn nhận biết cá Koi Nhật Bản chuẩn
- Thức ăn cho cá La Hán
- Mưu sinh với nghề nuôi cá cảnh
- Hàm lượng độc tố Ammonia trong nước như thế nào là đạt yêu cầu nuôi
- Cách nuôi cá Koi cho sinh sản vô cùng đơn giản
- Những lợi ích của việc nuôi cá
- Kỹ thuật nuôi cho cá la hán lên gù đầu đẹp
- Cách chọn cá Huyết long nhỏ của trại cá
- 101 cách để làm tăng màu đẹp cho cá rồng Huyết Long
- Một số loại cá cảnh có hình dáng đặc biệt
- Cách nuôi cá La Hán con dễ dàng
- Hướng dẫn cách nuôi cá Rồng cho người mới chơi
- Hướng dẫn nhận biết cá Koi Nhật Bản chuẩn
- Thức ăn cho cá La Hán
- Mưu sinh với nghề nuôi cá cảnh
- Hàm lượng độc tố Ammonia trong nước như thế nào là đạt yêu cầu nuôi
- Cá chép Koi có thể nuôi chung với cá gì
- Những nguyên tắc khi chọn mua cá cảnh
- Các giống cá cảnh đẹp tại Việt Nam hiện nay
- 10 loài cá đắt nhất thế giới
- Kỹ thuật lựa chọn giống và chăm sóc cá chép Koi
- Yêu cầu cơ bản để nuôi cá dọn bể
- Chọn cá cảnh theo phong thủy để gặp nhiều may mắn
- Các cách phân biệt giới tính cá la hán
- 5 loại thuốc trị bệnh cho cá cảnh được khuyên dùng
- 5 loài cá cảnh đẹp mà cực kỳ dễ nuôi
- Giữ nước cho hồ nuôi cá cảnh luôn trong veo
- Những điều nên chú ý lúc đi chọn cá cảnh
- Bí quyết xử lý hồ nuôi cá Koi đến từ chuyên gia
- Nuôi cá rồng ngân long phong thủy như thế nào là đẹp
- Kinh nghiệm điều trị khi cá koi bị bệnh thối vảy đuôi
- Cách chữa vết thương cho cá la hán khi bị va vào thành bể
- Những kinh nghiệm xương máu khi chăm sóc cá koi sinh sản
- Nên dùng loại đèn LED nào cho cá La Hán
- Cá Koi bị bệnh do biến đổi chất nước cần phải làm thế nào
- Cách nuôi cá La Hán phù hợp với từng giai đoạn
- Cảnh báo hủy diệt của ký sinh trùng đối với cá Koi Nhật Bản
- Khi thiết kế bể cá koi cần kiêng kị những điều gì
- Liệu cá rồng có bị bệnh xệ mắt không
- Kỹ thuật nuôi cá đuối nước ngọt khổng lồ
- Điều trị bệnh rận nước khỏi hoàn toàn ở cá rồng
- Chọn thức ăn phù hợp với bể có các loại các nuôi chung với cá rồng
- Cách phân biệt các loại cá chép Koi Sanke
- Cách chăm sóc cá chép Koi hiệu quả
- Thông tin cơ bản về chăm nuôi Cá Rồng Kim Long Úc
- Thời gian để cá Ngân Long sinh sản thành công là bao lâu?
- Cá cảnh bị bệnh cảm lạnh do đâu, chữa trị thế nào?
- Cách cho cá ăn và các nguyên tắc cơ bản cần nắm vững
- Cá rồng ăn tôm nào là tốt nhất
- Cá rồng ngân long và bí quyết nuôi cá rồng khỏe mạnh
- Cá rồng highback là gì?
- Kỹ thuật nuôi cá rồng Huyết Long lên màu đỏ tươi
- Bộ lọc nhỏ giọt hồ cá koi
- Cách tính số lượng cá Koi cho phép trong hồ!
- Những lưu ý khi chăm sóc cá Koi vào mùa hè
- Cách trị 5 loại bệnh thường gặp trên cá rồng
- Phân loại cá rồng kim long quá bối (klqb) (2)
- Phân loại cá rồng kim long quá bối (klqb) (1)
- Họ cá rồng, nguồn gốc cá rồng
- Phân loại chi tiết các loại cá rồng ở châu Á, Úc, Nam Mỹ (2)
- Phân loại chi tiết các loại cá rồng ở châu Á, Úc, Nam Mỹ (1)
- Đặt bể cá rồng theo phong thủy
- Các loại thuốc trị bệnh cá rồng
- Bệnh dựng vảy ở cá rồng
- Hồ Cá Koi hiện đại, hồ koi kiểu Nhật Bản
- Thú chơi cá koi và lợi ích từ hồ koi
- Cá Koi Nhật Bản có những đặc điểm gì
- Cách phân biệt một số loại cá koi Nhật Bản
- Thức ăn cho cá koi gồm những thành phần gì
- Kỹ thuật nuôi cá rồng Huyết Long lên màu đỏ tươi
- Thuật ngữ về các loại cá rồng cho người mới
- Di chuyển bể cá rồng cho người muốn dời hồ
- Muối có thực sự tốt cho bể cá rồng
- Nhiệt độ của nước và sự ảnh hưởng đối với cá rồng
- Yếu tố quyết định sự phát triển, lên màu của Kim Long Quá Bối, Kim Long Hồng Vỹ
- Chọn đèn chiếu sáng thích hợp cho cá rồng
- Kỹ thuật nuôi cá rồng, cá rồng mới về nhà
- 3 giai đoạn phát triển của cá rồng
- Tucan fish – Cá Thanh Tử Quan – Bình Khách
- Xử lý nước cho bể cá mới Setup -bể cá cảnh
- Cách ước lượng thức ăn cho bể cá cảnh biển
- Cá la hán trắng (tuyết điêu, bạch ngọc)
- Cá la hán Red Texas (toàn thân đỏ nhiều châu)
- Chuẩn cách nuôi La Hán king kamfa
- Bệnh cá Rồng hở mang
- Cho cá Koi ăn đúng cách
- Cách dùng Muối và Lá Bàng cho cá
- Chữa bệnh đường ruột cho cá la hán
- Cách phòng bệnh cho cá La Hán vào mùa lạnh
- Bệnh đục mắt Cá Rồng
- Thức ăn tốt nhất cho Cá La Hán con
- Điều kiện nước lí tưởng cho cá Koi phát triển khỏe mạnh
- Tri triệt để Nấm cho cá La hán
- Các bước cơ bản cho việc ép cá La Hán
- Kinh nghiệm về Khỉ đỏ (SRM)
- Nuôi cá rồng cầu may – Thú chơi mới của giới doanh nhân
- Các loại bệnh thường gặp ở cá La Hán
- Đèn huỳnh quang quyết định màu sắc của Huyết Long
- Hệ thống lọc nước cho cá rồng
- Cách chăm sóc cá La Hán con
- Môi trường nước cho cá Rồng
- Những loại ký sinh trùng bám trên cá La Hán
- Bệnh của cá rồng và cách chữa trị
- Cách nhận biết cá Koi Nhật Bản
- Cơn bão cá la Hán trên Đông Nam Á
- Làm thế nào để lai tạo những con cá bảy màu hoàn hảo
- Bệnh rách vây: nguyên nhân và cách chữa trị
- Làm thế nào để cá cảnh lớn nhanh?
- Một số phương pháp kích màu cá rồng
- 101 cách để làm tăng màu cho dòng cá rồng Huyết Long
- Phân biệt giới tính cá rồng
- 5 bước thiết lập hồ nuôi cá rồng
- Tủ thuốc cá rồng dành cho cá rồng
- Cách chăm sóc cá La Hán con
- Bệnh xệ mắt ở cá rồng
- Cách lên màu cho cá la hán
- Nguồn gốc cá La Hán
- Kỹ thuật, cách cho cá la hán sinh sản, đẻ
- Cách lựa chọn bể cá phong thủy đẹp
- 4 Cách lên màu cho cá rồng hiệu quả
- Cá rồng ngân long và bí quyết nuôi cá rồng khỏe mạnh
- Cách nuôi cá rồng cao lưng hồng vỹ
- Nuôi cá cảnh không cần máy sục khí – nuôi thế nào để cá không chết
- Cá cảnh xuất hiện như thế nào ?
- Các loại cá cảnh nuôi trong hồ thủy sinh
- Các loài cá cảnh đẹp dễ nuôi trong hồ thủy sinh cho người mới chơi
- Hướng dẫn cách nuôi cá cảnh
- Cách nuôi cá cảnh khỏe mạnh và ít bị chết
- Chữa bệnh xù vẩy cá rồng
- Lưu Ý Khi Chọn Máy Bơm Cho Hồ Cá Koi – Bể Cá Cảnh
- 15 vấn đề thường gặp đối với người bắt đầu chơi cá cảnh
- Các loại thuốc, vitamin và chế phẩm xử lý nước bể cá
- Tổng quan về các hệ thống tiểu cảnh hồ koi sân vườn hiện nay
- “Bí kíp vàng” giúp nuôi cá cảnh nước ngọt thành công nhất
- Tổng hợp những loại cá rồng quý hiếm