Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh
Saigon Fish - Bán Cá La Hán & Chuyên Các Loại Cá Cảnh

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa

Nếu đã là dân chơi cá cảnh sành điệu chắc hẳn bạn sẽ biết đến cá la hán King kamfa- loài đứng đầu trong dòng La hán bởi vẻ đẹp vô cùng rực rỡ và cuốn hút với những châu sáng lấp lánh.Cũng giống la hán Kim cương, cá la hán King kamfa đã được nhiều nghệ nhân bỏ thời gian và công sức lai tạo thành công để có thể khắc phục những nhược điểm chưa hoàn hảo về ngoại hình. Và cũng nhờ kĩ thuật nuôi cá chính xác và tỉ mỉ nhất mà trên thị trường hiện nay không thiếu các sản phẩm chất lượng của cá la hán King kamfa. Hãy cùng saigonfish.com tìm hiểu nhé!

 

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa1

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa

1. Một số thông tin cơ bản về cá la hán King kamfa

Cá la hán King kamfa là một thành viên quan trọng trong dòng cá La hán (tên tiếng Anh là Flowerhorn), thuộc Bộ: Perciformes (bộ cá vược), Họ: Cichlidae (họ cá rô phi).

Cá la hán King kamfa hay còn được gọi là Kim Hoa được lai tạo chủ yếu ở bên Thái Lan và đã khắc phục được những nhược điểm như môi trề, đuôi cụp, vẻ mặt chúng nhìn cũng hung dữ hơn. Điểm đặc biệt hơn là châu trên King kamfa có dạng sợi lớn, dính vào nhau gọi là châu bệt. Những con châu bệt toàn thân chính là kamfa ngũ sắc vô cùng quý hiếm.

Tỉ lệ lên đầu của King kamfa rất thấp và tất cả cá đực đều bị vô sinh. Những dòng King lai ở Việt Nam thường do La hán đực lai với King kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Tuy nhiên tỉ lệ bị dị tật khá cao do cùng huyết thống vì vậy nhiều người cho lai tạo với cá mái King kamfa khác bầy.

Vì cá la hán King kamfa khá giống với cá la hán Red Texas nên bạn có thể phân biệt chúng qua hai đặc điểm: Màu nền King kamfa không đồng nhất, đầu đỏ và thân vàng/cam trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất và King kamfa bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa 2

Cá la hán King kamfa có rất nhiều những ưu điểm vượt trội 

2. Chuẩn kĩ thuật nuôi cá la hán King kamfa

– Thiết kế bể nuôi: Đáp ứng tối thiểu là chiều dài bể gấp 3 lần chiều dài cá. Vì một chú la hán Kim cương khi trưởng thành có thể đạt hơn 30cm nên bể dài khoảng hơn 1m là hợp lý nhất.

– Số lượng nuôi: Nên mua từ 5 con trở lên vì như vậy bạn sẽ có 1 đàn cá đẹp và cá phát triển tốt hơn. Ngoài ra, cá nhỏ bạn có thể nuôi chung và việc cho ăn cũng dễ dàng hơn, cá sẽ dạn và sung hơn nếu chỉ nuôi 1 con.

– Nhiệt độ nước (độ C): 25- 30

– Độ cứng nước (dH): 9-20

– Độ pH: 6.5- 7,8

– Chế độ thay nước là 3 ngày/lần với 50% lượng nước trong hồ

– Chế độ cho ăn là khoảng 3 – 4 lần/ngày. Thức ăn tốt nhất cho King Kamfa con là TOP (tên của thức ăn) vì thức ăn này có tác dụng kích thích châu của cá con sáng và nhiều hơn. Cho ăn loại này 3 lần/ngày + 1 lần trùn chỉ để cá phát triển toàn diện, vì trùn chỉ giúp cá có nhiều đạm (protein) tốt cho đầu cá. Bạn cần nhớ là chỉ cho ăn 1 lần và phải kết hợp cho ăn TOP thường xuyên vì nếu cho ăn quá nhiều trùn chỉ thì châu của cá con sẽ mờ dần và mất toàn bộ. Một loại thức ăn tươi sống tốt có thể thay thế trùn chỉ là lăng quăng hoặc Artemia (loại này hiệu quả và tốt nhất nhưng hơi khó tìm).

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa 3

Bạn nên chú ý đến các điều kiện về nhiệt độ, nước… của bể nuôi 

– Thực đơn cho ăn theo từng giai đoạn:

+ Đối với King Kamfa con (khoảng 1-2 cm) đến 1 ngón tay út thì ta nên cho ăn những thức ăn có nhiều đạm như tôm sú hoặc tép bạc và nên bóc vỏ cho ăn thịt tép và bổ sung thêm thức ăn khô ngày 3 bữa vì đây là giai đọan bắt đầu phát triển cần bổ sung đầy đủ. Và nếu 2- 3 tuần áp dụng 1 chế độ ăn nhưng cá vẫn không có biến chuyển về đầu và chỉ số phát triển size thì nên thay đổi chế độ ăn, môi trường sống như thêm cá nhỏ kè, chỉ cho ăn đồ khô 2lần/ngày, 3 ngày mới cho ăn 1 lần thức ăn tươi.

+ Đối với cá từ 1 ngón tay cái đến 2,5 ngón thì nên cho ăn tép có vỏ nhưng phải bỏ đầu và gai nhọn để không bị đâm vào bụng cá, cho ăn với lượng vừa phải vì ăn nhiều cá mập sẽ không phát triển đầu và nên cho ăn 2 bữa kết hợp thức ăn khô. Thức ăn khô nên chú ý đến thành phần protein (Đạm) nếu % protein càng cao thì càng tốt. Đến giai đoạn này, bạn có thể cho cá ăn thêm Artemia hoặc tôm sú, khi ăn xé nhỏ cho cá vừa miệng.

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa 4

Thực đơn cho mỗi giai đoạn phát triển của chúng cũng khác nhau 

3. Một số lưu ý lên màu và lên đầu cho King kamfa

Đa số các chú cá la hán King kamfa sau khi nuôi 1 thời gian thường bị mất châu. Điều này cũng không quá khó hiểu vì châu của King kamfa khác với các dòng khác ở màu sắc và độ sáng. Độ sáng của King kamfa con chỉ sáng khi bạn cho ăn đúng cách, chế độ nuôi và môi trường nước tốt.

Ngoài ra, cũng xin lưu ý với bạn khi nuôi King kamfa là: đầu King kamfa lên rất chậm. 1 số cá thể xuất sắc (Masterpiece) sẽ lên đầu nhanh và rất sớm, khoảng 1 – 1,5 ngón bắt đầu nhú đầu còn lại đa số sẽ bắt đầu giai đoạn phát triển mạnh ở 2 – 3 ngón và lên đẹp ở giai đoạn 3.5 – 4 ngón. Do vậy để chơi được dòng cá đẹp này bạn cần có tính kiên nhẫn.

Chuẩn kĩ thuật nhất với cách nuôi cá la hán King kamfa 5

Sẽ không khó lên màu lên đầu cho chúng nếu bạn biết cách chăm sóc     

Với những đặc điểm vô cùng nổi bật của mình, cá la hán King kamfa đủ sức để làm nên sự hấp dẫn và cuốn hút cho bể cá nhà bạn. Tuy nhiên khi chơi dòng cá này, bạn cần đam mê và thực sự kiên trì thì mới mong có được kết quả như ý. Chúc bạn thành công!


Các bài viết khác

0989060606
Facebook chat