Máy bơm chìm thường có giá thành rẻ hơn.Máy bơm chìm sẽ nằm hoàn toàn trong nước, nên sẽ chiếm một phần không gian bể gây kém thẩm mỹ. Nhưng, nó thực sự tiện lợi và khá hiệu quả.
Máy bơm ngoài có công suất lớn hơn. Nhưng nếu không gian nhà bạn chật hẹp, máy bơm ngoài sẽ không phải sự lựa chọn tốt nhất.
Cả hai loại máy bơm đều được lắp đặt với một số chất liệu lọc chẳng hạn như cotton, cotton sinh hóa, bi sinh học, vòng gốm và vòng thủy tinh.
Tùy vào điều kiện, không gian, bạn sẽ lựa chọn loại máy bơm khác nhau. Nếu sử dụng được song song cả hai loại máy bơm này sẽ là tốt nhất.
BƯỚC 3: XỬ LÝ NƯỚC
Chất lượng nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sống và sự tăng trưởng của cá Rồng.
Nếu bạn xử lý được nguồn nước tốt, đồng nghĩa với việc sở hữu một hệ thống lọc sinh học tối ưu. Qua đó giúp thúc đẩy vi khuẩn phân hủy amino acid và tiêu thụ protein. Thực tế có nhiều người coi trọng việc xử lý nước hơn cả công đoạn chăm sóc cá.
Trước đây, việc xử lý nguồn nước nuôi cá còn gặp nhiều khó khăn và chiếm nhiều thời gian. Nhưng hiện nay, sự xuất hiện của một số hóa chất có thể ngay lập tức đưa vi khuẩn có ích vào bể cá, thúc đây nhanh chóng quá trình xử lý nước.
Một khi hệ thống vi sinh được hình thành, điều bạn cần làm là tập trung gia tăng lượng oxy trong nước, điều chỉnh độ PH và độ cứng sao cho phù hợp với cá Rồng.
Cá Rồng thích hợp sống trong môi trường nước mềm và acid. Bởi cá có nguồn gốc tư các con sông thuộc vùng Đông Nam Á, điều kiện nước có độ PH từ 5.5 – 7.
Lưu ý, muốn cá Rồng có màu sắc chuẩn và đẹp nhất, bạn cần duy trì nồng độ PH nằm trong khoảng cho phép này.
Một ưu điểm nữa của môi trường nước có tính acid nhẹ. Đó là lượng ammonia phát sinh từ thức ăn thừa, cùng với chất thải từ quá trình bài tiết của cá sẽ được chuyển hóa thành chất ammonium vô hại.
BƯỚC 4: CHIẾU SÁNG
Việc cung cấp ánh sáng cực kỳ quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển màu sắc của cá Rồng. Ánh sáng mặt trời cũng là điều kiện ánh sáng tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho bể cá nhận cường độ ánh sáng nhẹ vào buổi sáng, ánh sáng gắt ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố kích thích tảo sinh trưởng.
Lưu ý: Bạn không nên tắt đèn quá đột ngột, khiến cá giật mình, va chạm vào thành bể, dễ bị thương. Bạn có thể bật đèn phòng ở xa để cho cá làm quen, sau đó tắt hẳn.
BƯỚC 5: THỨC ĂN
Đa phần các loại cá, trong đó có cá Rồng, bạn có thể áp dụng khẩu phần ăn đan xen giữa thức ăn tươi và thức ăn hạt cho cá. Tuy nhiên, món khoái khẩu của cá Rồng là thức ăn tươi, cung cấp cho cá năng lượng và duy trì bản tính hoang dã của cá.
Một số loại thức ăn tươi bạn có thể tham khảo lựa chọn cho cá Rồng: Nhái, tép, dế, cá mồi… Bạn có thể sơ chế và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cho cá ăn dần.
Tuy nhiên, thức ăn tươi thường chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh. Bạn cần đảm bảo vệ sinh, tránh lây bệnh cho cá Rồng.